close
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 là bệnh xương khớp thường gặp phổ biến hiện nay ở nhiều lứa tuổi. Bởi 2 đốt sống cổ C5, C6 là những vị trí đốt xương cuối cùng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu vùng cổ gặp tổn thương. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng vai gáy làm ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày. Tìm hiểu ngay kiến thức về bệnh và cách phòng tránh hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 là gì?

Cột sống cổ bao gồm có 7 đốt sống từ C1 đến C7. Trong đó 2 đốt sống C5 và C6 là vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm nhất. Đĩa đệm này có tác dụng không chỉ là sự liên kết giữa các đốt xương mà còn có vai trò nâng đỡ để cột sống dẻo dai, cơ thể di chuyển một cách thuận lợi. Hiện tượng đĩa đệm ở giữa các đốt xương bị rạn nứt, rách làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, cổ, đau đầu, tê chân tay.

Đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đốt sống cổ C5, C6:

  • Những người làm nghề: Thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ làm móng, thợ may... thường phải cúi, đứng nhiều.

  • Dân văn phòng: Do tính chất công việc hay phải ngồi lì một chỗ, lười vận động, ngồi sai tư thế.

  • Người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi.

  • Do mắc bệnh thoái hóa cột sống từ trước.

Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ít phổ biến hơn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bởi có ít đĩa đệm cũng như ít lực tác động hơn trên cột sống cổ. Những cơn đau và triệu chứng đĩa đệm thoát vị khác nhau tùy theo các mức độ:

  • Biểu hiện nổi bật khi xảy ra tình trạng này là đau mỏi vùng cổ, vai gáy, sau đó đau lan xuống hai cánh tay cùng các ngón tay. Người bệnh sẽ cảm thấy tê bì hoặc đau kim chích ở các ngón tay, vô cùng khó chịu.

  • Cơn đau lan từ cổ lên đầu gây ra đau đầu, cơn đau xuất hiện ở vùng thái dương và vùng trán.

  • Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, cạn kiệt sức sống, cảm thấy mệt mỏi.

  • Đau cả vùng hốc mắt, sau đó đau lan tới ngực.

  • Khi nhân nhầy chèn ép tủy sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vùng cánh tay, bàn tay, biểu hiện đau hoặc tê xuất hiện từ hai cánh tay lan xuống hai bàn tay.

Cảnh báo nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 tuy không phải bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh tiến triển không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thiếu máu nuôi dưỡng não: Các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não. Thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh khiến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Hội chứng giao cảm cổ sau: Khi nhân nhầy chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau và có các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt, rối loạn vận động, khó cử động.

Liệt nửa người, liệt tay chân: Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng rối loạn vận động tay chân. Khi rễ thần kinh cổ 2, 3 bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5, C6 nguy hiểm song bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng cách cách dưới đây:

  • Thường xuyên tập thể dục đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày với những bài tập tốt cho cột sống cổ và vừa sức.

  • Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, nên có thời gian nghỉ ngơi để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoát vị đốt sống cổ.

  • Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một tay, bê vác nặng, không mang vác vật nặng tì đè lên đầu, cổ, không nên cúi đầu quá lâu, giữ nguyên một tư tế, ngủ gật dưới bàn.

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng hệ xương khớp chắc khỏe.

  • Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.

Khắc phục thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 an toàn từ thảo dược Đông y

Có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 như sử dụng phương pháp dân gian, Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật… Tuy nhiên những phương pháp đó đều có những hạn chế nhất định. Ngày càng nhiều người tìm về chữa bệnh bằng những bài thuốc Đông y vì tính an toàn, thân thiện với cơ thể và phù hợp với cơ địa người Việt Nam.

Một trong những bài thuốc nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và người bệnh là bài thuốc thang sắc “Hoạt huyết Phục cốt hoàn” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển và hoàn thiện. Bài thuốc thang sắc này sử dụng cùng lúc 3 bài thuốc nhỏ: Phong thấp hoàn, Giải độc hoàn, Bổ thận hoàn.

Các bài thuốc thang sắc nhỏ đều được bào chế từ hàng chục thảo dược thiên nhiên, trong đó có những vị rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp như: Phòng phong, hoàng cầm, quế chi, xuyên quy, vương cốt đằng, hy thiêm, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả, hoàng kỳ, Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh,…

arrow
arrow
    全站熱搜

    tuyenphamdt2haui 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()